Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum. Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác nhau. Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và mùi thơm khác nhau. Khoai lang tím giống Nhật Bản được trồng nhiều ở các huyện Tam Bình, Bình Tân… tỉnh Vĩnh Long. Gần đây, khoai lang tím trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA KHOAI LANG TÍM
Thành phần hóa học trong 100gr khoai lang tím củ tươi:
Lượng calo: 120kcal
Carbohydrate: 27gr
Chất xơ: 4gr
Canxi: 20mg
Vitamin A: 100gr
Vitamin C: 12gr
Ngoài ra trong khoai lang tím còn chứa một lượng các chất khác như: sắt, natri, protein, anthocyanins,…
CÔNG DỤNG CỦA KHOAI LANG TÍM
Cung cấp chất chống oxy hóa
Trong thành phần của khoai lang tím có chứa vitamin C và anthocyanin, đây là 2 chất có tính chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa này sẽ giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại do các phân tử có hại gọi là gốc tự do.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ chống oxy hóa của cơ thể sẽ tăng lên đến 35% khi cơ thể tiêu thụ nhiều vitamin C, từ đó giúp bảo vệ và chống lại tổn thương tế bào oxy hóa.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã quan sát được rằng trong khoai lang tím rất giàu flavonoid, các flavonoid này có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa và kháng insulin bằng cách bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Bên cạnh đó các chất flavonoid trong khoai lang tím có thể giúp thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Khoai lang tím còn có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu.
Hỗ trợ làm giảm huyết áp
Các nhà nghiên cứu cho rằng hàm lượng chất chống oxy hóa của khoai lang tím còn giúp chúng có khả năng làm hạ đường huyết. Chất chống oxy hóa này trong khoai lang tím có tác dụng tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường được gọi là chất ức chế men chuyển.
Hãy bổ sung khoai lang tím vào các bữa ăn phụ để giúp cơ thể tăng hàm lượng chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là khoai lang tím có thể thay thế được thuốc chữa bệnh.
Cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp, các nghiên cứu cho thấy rằng các vitamin A và vitamin C có trong thành phần của khoai lang tím có thể giúp giảm nguy cơ và các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Nếu một người có lượng vitamin C dinh dưỡng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn tăng hơn 12%. Tương tự như vậy, hơn 40 nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người bị hen suyễn thông thường chỉ cung cấp khoảng một nữa lượng vitamin A khuyến nghị trong ngày.
Vì thế, khi ăn khoai lang tím chính là gián tiếp nạp vitamin A và C cho cơ thể chống lại các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Trong khoai lang tím có các tinh bột kháng, giúp tăng sự phát triển của Bifidobacteria – một vi khuẩn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột.
Các vi khuẩn này trong đường ruột sẽ tạo ra các vitamin B, các axit béo lành mạnh, hỗ trợ sự phân hủy của carbs phức tạp và chất xơ. Từ đó sẽ giúp cho bạn có một đường ruột khỏe mạnh.